Home Những đường links kỷ niệm “Tự ý đục bỏ 1”

“Tự ý đục bỏ 1”

by Lê Ngọc Sơn

Chuyện kể lúc về chiều với cựu chính khách Việt Nam…

14/05/2009 09:31 (GMT + 7)

(TuanVietNam) – Khu tập thể cán bộ cấp cao ở phố Vạn Bảo tập trung khá nhiều quan chức nghỉ hưu. Trong số họ, có người từng là Chủ tịch nước, có người là Bộ trưởng… một thời quyền bính dọc ngang, nhưng về hưu, trong cảm nhận của tôi họ là những người cô đơn đến lạ…


Như một người trong khu tập thể này tiết lộ,
cả năm họ chẳng gặp nhau. Nơi gặp gỡ duy nhất của họ là Nhà văn hóa của Khu, nhưng mỗi năm cũng chỉ họp vài lần, nếu có tâm sự gì thì cũng chỉ “dăm câu ba sợi” là xong.

Cuộc sống cứ thế, ngày này qua tháng khác. Một buổi chiều nọ, tôi đã gõ cửa ba căn hộ và ghi lại những cảm xúc về họ…

————

>>Bài 1: Chuyện ở nhà ông Vũ Mão

Căn nhà nhỏ ở gác hai của khu nhà N3 dành cho nguyên cán bộ cao cấp ở phố Vạn Bảo (Hà Nội) khá yên ắng.

Nếu bước vào khu phố này, phải đi qua nhà ông Vũ Mão mới đến nhà ông Trần Xuân Giá (nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư, ông Trần Xuân Giá hiện đang cho ông Đỗ Quốc Sam – người tiền nhiệm – thuê lại nhà này) và nhà ông Cao Sĩ Kiêm (nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước).

Cạnh đó là nhà ông Hà Quang Dự (nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục Thể thao), hay đối diện phía bên kia cái sân con con là nhà của nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.

Ông Vũ Mão bộc bạch rằng ở khu phố này,
“đèn nhà ai nhà ấy rạng”, ít liên hệ với nhau, nên những lúc rỗi ông chỉ làm thơ hay viết nhạc làm thú vui.

Bước sang năm Kỷ Sửu này, ông chính thức bước vào hàng ngũ của những người ở tuổi “xưa nay hiếm”. Ấy vậy nhưng khi trò chuyện với chúng tôi, khí chất và tính cách của một nguyên “lãnh tụ” Đoàn lại trỗi dậy.

Cứ trò chuyện được dăm câu, ông lại đọc thơ, rồi chán đọc thơ, ông chuyển sang hát… Nhưng ít ai biết rằng đằng sau cái vẻ vui tươi kia, là một con người có nhiều khoảng lặng cuộc đời…

Ông làm thơ, viết nhạc như để xoa dịu những niềm đau đã trải và cảm ơn đời bởi những niềm vui đã qua… Giọng ông buồn buồn khi kể tôi nghe về tuổi thơ đầy sóng gió của mình:

Hồi nhỏ, cả nhà ông ông sống trong một căn nhà khá hẹp. Nhưng đời sống tình cảm khá thiếu thốn, bố mẹ cãi nhau suốt ngày. Rồi năm ông lên 4 tuổi, năm 1943, hôn nhân của bố mẹ đổ vỡ. Hai năm sau họ đều có gia đình riêng. Cậu bé Vũ Mão về ở với bố trong sự thiếu thốn tình thương của mẹ.

Nhiều đêm trong giấc mơ, cậu bé thầm gọi mẹ. Tỉnh dậy, nước mắt tràn mi. Rồi sống với bố và dì, cậu bé Vũ Mão không khỏi tủi thân. Những trận đòn của dì vẫn còn in đậm trong ký ức của cậu bé cho tận gần… 70 năm sau: Có những lúc/ lòng con trăn trở/ nỗi niềm đắng cay, cha mẹ chia tay/ cuộc đời này nào ai có hay/ từ ấu thơ con đã vắng tình mẫu tử…(trích bài thơ Hoài Vọng Ngân).

Buồn lắm, với cậu không có sự lựa chọn nào khác. Cho đến năm 1957, sau khi học thiếu sinh quân ở Trung Quốc trở về, qua một kênh liên lạc, ông đã được gặp mẹ tại hồ Thiền Quang.

Mẹ ôm chầm lấy ông mà phân bua: Con ơi ngày ấy/ nhà ta nghèo lắm/ cha là công nhân, nay đây mai đó/ làm mướn làm thuê/ mẹ long đong chạy chợ/ một ngôi nhà tranh bé nhỏ ngoại ô/ bà nội và ba gia đình cùng chung sống/ đông đúc, chen chúc/ căng thẳng, xúi bẩy/ nghi ngờ…

Hồi đó, cậu bé 4 tuổi nào đâu hiểu được sự tình. Chỉ biết bỗng dưng một ngày gia đình tan đàn xẻ nghé, và niềm đau đứa con lãnh đủ mà thôi!

Từ chuyện đớn đau của gia đình mình, ông rút ra bài học rằng: Hạnh phúc là phải biết thứ tha, bỏ qua những nghi kỵ, dỗi hờn…

Tổng kết lại tuổi thơ của mình, ông tự nhận mình là một người bất hạnh. Nhưng chính nhờ vậy ông mới có động lực để vươn lên.

Tôi cảm nhận được vị cay xè trong đôi mắt của một ông già đang ngẫm suy về thời niên thiếu của mình, một thời niên thiếu thật đặc biệt, ít giống các quan chức khác mà tôi biết.

Nghe ông kể về cuộc đời của mình, tự dưng tôi muốn vin vào hai câu thơ này để cảm: Cảm ơn người đã làm ta đau/ Để ta thấy đời thênh thang rất lạ!

– Một tuổi thơ không mấy yên bình đã dạy cho ông điều gì? tôi hỏi.

– Dạy cho mình biết khổ là thế nào để mình không làm cho người khác phải khổ vì mình. Suốt mấy chục năm, trải qua nhiều cương vị, làm thủ trưởng khá nhiều cơ quan, tôi khá nghiêm nhưng có sự đồng cảm với anh em!

Trong 3 ngôi nhà mà chúng tôi đến thăm, có lẽ căn nhà nhỏ của ông ở khu tập thể này được trang hoàng tỉ mỉ nhất.

Một góc tủ là những cuốn thơ và nhạc ông đã xuất bản, để hễ có khách quý đến thăm là ông đề từ và tặng; phía góc nhà là tượng bán thân của ông do một nhà điêu khắc kỳ công để tạc; còn phía trên tường đối diện cửa ra vào của phòng khách là bức ảnh lớn, mà theo ông Vũ Mão, là được mấy thợ thủ công của Lâm Đồng thêu trong 6 tháng liền…

Một đời xông pha, những cám dỗ của đời người ông đã nếm trải và vượt qua. Sự run rủi của số phận, sự trớ trêu của thói đời… đủ để cho ông nhận thấy một điều đơn giản ở con người mình: “Quá tin người”.

Với vẻ mặt buồn rầu, ông kể với tôi rằng, chính vì quá tin người mà ông đã gặp những khó khăn, những người mà ông từng nâng đỡ sau đó đã quay lưng lại với chính ông…

Hồi ông chuyển từ Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn sang làm Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, ông Vũ Mão được mệnh danh là người dám quyết đoán.

Có người nói rằng, chất phong trào nổi sôi trong máu của một cán bộ đoàn đã giúp ông làm nên những chuyện đột phá như vậy.

Chuyện kể rằng, ông Vũ Mão là người cải tiến hình thức biểu quyết bằng tay sang biểu quyết bằng máy, đặt tiền đề cho ứng dụng công nghệ vào các hoạt động của Quốc hội.

Rồi tới đó là chuyện ông khởi xướng việc truyền hình trực tiếp trên toàn quốc về các phiên chất vấn Bộ trưởng tại nghị trường… Những chuyện này mới và “sốc” đến mức, theo ông Vũ Mão, làm phật ý nhiều người nhưng rồi cuối cùng ông cũng kiên trì thuyết phục được…

Thực sự đó là những đột phá nổi bật nhất mà những người quan tâm đến hoạt động của nghị trường khó có thể quên được…

Giờ, khi đã về hưu, ông bỏ qua những thị phi của người đời, bỏ qua những nghĩ suy của chuyện chính trị, để sống cảnh an nhàn của một người già. Rỗi thì ông viết nhạc, làm thơ, hoặc đi chơi golf cùng mấy ông bạn già ngày xưa cùng là “chiến hữu”…

Trong suốt cuộc trò chuyện với chúng tôi, vợ ông cứ chạy ra chạy vào rót nước mời khách. Rót xong rồi vào nhà trong ngay. Mấy chục năm nay bà đều vậy…

>> Bài 2: “Đối thoại nghiêng” với ông Cao Sĩ Kiêm

Có lẽ trường hợp của ông Cao Sĩ Kiêm là trường hợp đầu tiên trong lịch sử Quốc hội bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với một Thống đốc Ngân hàng. Đó là một vết sẹo lớn còn ám ảnh người đàn ông này cho đến nay.

http://www.tuanvietnam.net/vn/nhanva…931/index.aspx

You may also like