Home Góc nhìn Diễn viên Chi Bảo và những lỗ hổng tư duy chết người

Diễn viên Chi Bảo và những lỗ hổng tư duy chết người

by Lê Ngọc Sơn
A. LỜI PHI LỘ
Tôi bị cuốn vào cuộc trò chuyện không mong muốn này xuất phát từ comment của anh Chi Bảo, khi anh cho rằng bài báo trên Zing của tôi là “đ?̂̀? ??? ?ℎ?̛́?, ?ℎ??̂́? ??̛?̛?? ??̂?”. Nói thật, tôi không còn ở tuổi hơn thua. Nhưng làm một việc chính nghĩa, và là dân trí thức, mà bị một ai đó – nhất lại là người nổi tiếng như Chi Bảo phán càn, tôi thấy cần phải nói lại cho rõ. Nói vừa là để bảo vệ chính mình trước một lời nhận xét hồ đồ, nhưng cũng để những ai hiểu sai, cổ vũ cái xấu cần tỉnh ngộ. Đó cũng là gieo phước đức và duyên lành vậy!
Anh Chi Bảo mắng người khác vậy đã đành, chị Lý Thùy Chang vợ anh, cũng bảo ai chỉ số thông minh (IQ) cao mới hiểu được lời anh Bảo giãi bày. Thú thật là quá thể đáng. “Lương tâm” hay “IQ” là những thứ không dễ đo đếm về mặt chất lượng, và chắc hẳn đã ai hơn ai mà đưa ra mạ lị nhau?! Đặc biệt, dùng những từ đó để xúc phạm giới trí thức thì nó lại là một thứ gì đó rất nặng nề. Tôi thì có niềm tin nội tâm mãnh liệt rằng, từ trong sâu thẳm, anh chị bất cẩn khi dùng ngôn từ, hoặc không hiểu thấu đáo ngôn từ, chứ không ác ý. Và lời nói rồi thì như tên bắt khỏi cung, thì dù biết là sai, thì một người nổi tiếng như anh hẳn khó lòng nói lời xin lỗi. Nên càng ra sức bảo vệ cái ý của mình, dù biết phát ngôn như vậy là tầm bậy. Nhớ rằng, ngôn ngữ có khi có sức sát thương hơn binh đao. Không nên xiên người khác thứ họ không đáng được nhận.
Trong tất cả mọi tranh luận, tôi cố gắng để giữ độ khách quan nhất có thể. “Không đánh dưới thắt lưng” là nguyên tắc quan trọng số 1 của mọi tranh luận. Dùng lý lẽ và lập luận, thay vì dùng xúc cảm – thứ mà ta không thể chắc chắn được về độ chuẩn xác của ý.
Một lý do nữa khiến tôi bỏ thời gian và sức lực để kiên nhẫn ngồi trao đổi với Chi Bảo, bởi vì anh ấy là người nổi tiếng. Nếu tư duy anh ấy mạch lạc hơn, thì hẳn sẽ nhiều người được lợi. Vậy thì bỏ công, bỏ việc một chút mà tốt cho việc chung, thì cũng là việc nên làm.
Trong bao nhiêu lớp học tôi giảng ở các đại học, tôi nói với sinh viên của mình là: Một nguyên tắc nghề của chúng ta là đi xử lý khủng hoảng được, thì cũng gây ra được khủng hoảng. Người có đạo đức nghề là không tuỳ tiện làm những việc đó. Thiện lương, ngay cả từ trong suy nghĩ, là một việc bắt buộc phải làm.
Là một người làm báo lâu năm, với các mối quan hệ của mình, tôi có nhiều cách để biết thứ tôi muốn biết. Nhưng tôi không dùng nó để làm lợi thế cho bất cứ một cuộc tranh luận nào. Phải fair-play và trượng nghĩa, trừ khi đối thủ chơi xấu. (Chỉ riêng điểm này thôi, anh Bảo và chị Chang biết tôi chắc chắn không “thiếu lương tâm” như lời ăn nói hồ đồ của cựu diễn viên! ? ). Tranh luận là tranh luận, và nó nằm trên sự cô đặc các lập luận và mặt chữ. Xin nhắc lại, tôi cố gắng khách quan nhất có thể, nhưng chữ nghĩa cũng như đao kiếm, mà đao kiếm thì đôi khi vô tình. Tuy nhiên, vẫn nằm trong tinh thần võ hiệp, trượng nghĩa. Nhưng lập luận thì phải cho ra lập luận, đó mới là tinh thần tối thượng của mọi cuộc tranh luận.
Vì tinh thần và sức mạnh của tranh luận là lí tính, lập luận, công bằng với tinh thần hào hiệp, vậy nên phải tuột bỏ hết các yếu tố cảm tính, ngôi bậc, địa vị ra khỏi câu chuyện. Lên sàn vật (về tư duy – tư tưởng), thì không có chuyện của nước mắt hay nụ cười, vật là vật theo quy tắc định sẵn. Xin được xem, ở bài viết này chỉ có 2 ông tên Lê Ngọc Sơn và Chi Bảo tranh luận.
Mục đích cuối cùng của những tranh luận này là góp phần tăng sự hiểu biết. Tuyệt nhiên không vì mục đích hơn thua. Và tôi hi vọng, cả 2 chúng tôi đủ hào hiệp để vẫn có thể ngồi với nhau nhậu như những người đàn ông trượng nghĩa. Tôi có thể mời anh 1 chầu bia mét ở Berlin, và tôi cũng nhận lời nếu anh ấy thấy có thể ngồi với tôi như vậy ở Sài Gòn hay Hà Nội. Tôi biết, điều đó thật khó với đa số người VIệt chúng mình, nhưng nếu rạch ròi mọi chuyện, thì hoàn toàn có thể!
Sau đây mời các bạn đọc quan điểm của tôi sau 2 bài trả lời của Chi Bảo về việc anh tấn công tôi là thiếu lương tâm khi phơi bày mặt tối của giới “Showbiz Việt”.
B. NHẬN XÉT TỔNG QUAN:
– MẶT ĐƯỢC:
+ Trước hết, đọc bài và theo dõi cách ứng xử của Chi Bảo, tôi nhận thấy anh có nhiều điểm mạnh mà tôi thực sự kính phục: Anh cố gắng lịch thiệp như một quý ông, và tôi tin là anh thiện lương (theo nghĩa là không phải là người ác). Điều đó làm tôi nể phục và yêu mến! Trong các bài, cũng thấy anh đã vất vả dụng công đưa những thứ mà anh hiểu biết (trong khả năng của anh) vào trong bài. Đó là nỗ lực đáng ghi nhận của một người nổi tiếng và bận rộn với việc diễn, kinh doanh và chăm sóc vợ con, như anh. Điều đó là một tấm gương cho không ít anh em trẻ khác, trong đó có tôi, cần phải nghiêm túc học hỏi.
+ Rất vui qua bài viết của anh (và sự chia sẻ của Chang – vợ anh) được biết ngoài nghề diễn viên và kinh doanh, anh còn có nghề tâm lý trị liệu, và đã điều trị giúp cho nhiều người. Thật là ngưỡng mộ sự đa tài của anh!
– MẶT CẦN KHẮC PHỤC: Viết dài dòng, lạc đề, đứt đoạn, thiếu mạch lạc, có những câu đoạn tối nghĩa. Phải chăng việc anh rướn người thể hiện mình là bậc cao đạo, trưởng thượng đã làm anh lạc đề và hụt hơi. Chúng ta tranh luận quanh chữ Lương Tâm – thứ mà anh khơi mào mắng mỏ người khác, thì chẳng thấy anh bám sát gì cả!
Bài dưới đây, tôi xin phản biện lại 2 bài viết của anh gần đây:
C. NHỮNG LỖ HỔNG CHẾT NGƯỜI CỦA CHI BẢO
Đọc các chia sẻ của Chi Bảo và Lý Thùy Chang vợ anh, tôi đâm lo về giới nghệ sĩ: Hoài Linh chạy theo Võ Hoàng Yên đi… chữa bệnh đã đành, Chi Bảo đi nghiên cứu và chữa trị tâm lý cho không ít người trong 15 năm qua… Từ lúc nào mà các anh làng giải trí trở nên tài năng xuất chúng về y học vậy?! Anh rảnh hãy đọc Thông tư 46/2013/TT-BYT của Bộ Y tế, quy định rất ngặt nghèo việc này, gương anh 2 anh họ Võ (Hoài Linh+ Hoàng Yên) đi chữa bệnh vẫn đang nóng hổi.
1. TƯ DUY “ĐI HAI HÀNG”
Chúng ta nhân danh cái gọi là duy tình để bao biện cho cái xấu. Nào là “nhân vô thập toàn”, đòi hỏi từ bi của mọi người để cái xấu được dung túng. Hiểu về từ bi như vậy là nông cạn và sai rồi. Từ bi cũng có hai loại: Từ bi ngu muội và từ bi trí huệ. Từ bi mà không có trí huệ thì gọi là từ bi trong vô minh. Mà vô minh là thứ mà Đức Phật dạy phải tránh xa, loại bỏ. Thoát khỏi cõi vô minh để có một thứ từ bi nhân văn và trí huệ. Chứ không phải lạm dụng Phật pháp để duy trì một thứ từ bi vô minh nhằm trục lợi chúng sinh.
Biết rằng Xấu/Tốt là một cặp phạm trù song hành, và không thể triệt tiêu được cái xấu một cách tuyệt đối. Nhưng không phải vì thế để nói ta thoả hiệp với cái Xấu, sự nhiễu nhương, bất thiện. Nên xin đừng lấp liếm và bao biện cho cái tư duy dạng chân hai hàng này, bởi nó rất nguy hiểm.
Nó chẳng khác nào, khi ta lái xe trên đường, rõ ràng theo quy định người ta phải đi bên phải. Nhưng trong một lúc nào đó, ta hứng lên thích lái xe đi bên trái đường. Và ta bảo, đó là Từ Bi, đó là “Hiểu” và “Thương”. Và xem như vậy mới là “có lương tâm”. Vậy xã hội này còn gì là chuẩn mực?! Và những “tai nạn chết người” là bắt nguồn từ cái thứ tư duy rởm rít đó, và xã hội trở thành một xã hội loạn lạc, phi chuẩn mực, không phát triển được.
Lối tư đi hai hàng kiểu này là cha đẻ của thứ tiêu chuẩn kép (double standard): Việc nào có lợi cho ta thì ta bảo thế là ok, nhưng bất lợi cho ta thì ta bảo thế là không được.
Những thứ này không làm cho xã hội đi đến đâu cả, và không gia nhập được văn minh và tiến bộ. Trong khoa học máy tính, nền tảng mã hoá mọi dữ liệu dựa trên cách ta quy định các bit 0 và 1, 0 phải là 0 và 1 phải là 1, không thể nhập nhằng lúc thì bảo 0 là 1, lúc lại bảo 0 là 0. Nếu vậy, xã hội dẫm chân tại chỗ, vô phương đi đến văn minh, tiến bộ.
Chính vì lối tư duy tai hại này, mà Chi Bảo đã đi đến một quả quyết sai lầm về tôi: “???̂́? ??̀??, ????? ℎ?̀?? ???̆?, ℎ?̀?? ???̀? ??̀? ?? đ?̃ ???̂́?, ?ℎ?̉ 01 ??̀? ?ℎ??̂́? ??̛?̛?? ??̂? ?ℎ?̀ đ?̂? ??́ ??̀ ?ℎ?̉? ?? ??̆́?? đ?́?? ?ℎ?̂?? ?? ????? ???? ??̉ ??? ??????, ???̛?̛̀? ??̀ ??ℎ ??̂́? ??̣̂ ??̃?? ?ℎ?̣̂? đ?̉ ??̉ ???̉ ??̂̀? ??̀?? ??̀ ??̂? ??̂? ??̀??. Đ?̛̀? ??̀, ??́ ??̀ đ?̂?.”
Xin thưa, anh lại sai lầm to. Thứ nhất, với tôi, có thể thời điểm nào đó có sai thì sửa sai, nhưng lương tâm là thứ phải giữ như con ngươi của mắt mình. Bởi nó là phẩm giá, và tạo nên cốt cách một con người. Tuyệt nhiên, tôi không nhận bừa cái mà tôi không có, nên tôi trả thứ “THIẾU LƯƠNG TÂM” về cho anh. Anh có cho thêm ngàn tỷ bạc, tôi cũng không thèm nhận 3 chữ mà tôi vốn không có và không thuộc về tôi. Đó cũng là giữ phẩm giá và nhân cách của mình đó, anh ạ! Tôi không phải nói vậy để cố nâng tôi lên làm cao đạo đâu, mà đó là chuẩn mực của cá nhân. Có thể tôi nói vậy anh không hiểu được đâu, nhưng nó là vậy đấy. Không vậy, tôi thấy tôi không còn là tôi.
[Một lời nhắn nhỏ, Tom Cruise có thể là thần tượng của anh, nhưng TUYỆT NHIÊN không phải là thần tượng của tôi ?! ]
Chắc anh từng nghe câu này của Martin Luther: “????? ?ℎ?̂́ ???̛́? ??̀? ?ℎ?́?? ?? ?ℎ?̂?? ?ℎ?̉ ??́? ?? ??̂̀ ??̛̀? ??́? ??̀ ℎ?̀?ℎ đ?̣̂?? ??̉? ???̛?̛̀? ??̂́? ??̀ ??̀? ??̉ ??̛̣ ?? ??̣̆?? đ?́?? ??̛̣ ??̉? ???̛?̛̀? ??̂́?.” Có nghĩa là, nhân danh “Từ Bi” để im lặng trước cái xấu là tội đồ, là vô lương. Nói ra cái xấu, để mà khắc phục, sửa chữa, đó là TỪ BI TRÍ HUỆ, và cũng có thể gọi nôm là “có lương tâm”.
2. MỘT MỚ KIẾN THỨC VÁ VÍU, RỐI RẮM VÀ “TÀU HOẢ NHẬP MA”
Cho đến nay, người duy nhất trên đời này làm cho tôi thấy thú vị, là Chi Bảo. Nhưng người duy nhất trên trái đất này ác với tôi, cũng là Chi Bảo: Anh bắt tôi (và những bạn đọc theo dõi cuộc hội luận của đôi ta) làm cô Tấm ngoan hiền – anh trộn chữ và vung từng nắm lên trời, rồi thách các cô Tấm đi nhặt từng ý một, ghép lại để đoán anh muốn nói gì. Một thứ diễn ngôn kỳ quái. Ai đọc phải thứ câu cú, ngôn từ đó sẽ sang chấn tâm lý mà trở thành khách hàng (hay là nạn nhân?) của thứ gọi là “tâm lý trị liệu” của anh. Anh cao tay lắm, anh mến thương!
Anh bảo tôi to gan khi tranh luận một cách lô-gic về việc vẽ chân dung của nghệ sĩ bằng việc suy lý lô-gic. Nhưng tôi thấy anh còn to gan hơn, khi đưa mớ kiến thức tào lao thuộc dạng “Hạt giống Tâm hồn”, “Đắc Nhân Tâm” nằm trong dòng sách self-help bán theo ký-lô nhan nhản ngoài vỉa hè để đi vào tranh luận một vấn đề nghiêm túc, chỉn chu và mang tính triết học như là Lương Tâm. Quả thật là khá thất vọng vì anh chọn nhầm người để đưa ra mấy thứ đó. Tôi kỳ vọng là một quan điểm triết học nào đó của một người tỏ ra cao đạo, giã từ thế giới diễn viên để đắc đạo. Hoá ra, anh chưa Đắc Đạo, mà mới chỉ tập tành Tu Đạo thôi.
Với mớ kiến thức này, mà anh cũng dám tự đặt mình là kẻ cả và rao giảng vậy ư? Mớ thông tin này không đủ thuyết phục một em sinh viên mới ra trường, thì sao lại đưa lên một diễn đàn tranh luận kiểu này. Mấy dạng thông tin kiểu nhặt nhạnh các sách dòng self-help này chỉ để ru ngủ bọn tào lao, lười biếng tư duy và cho vui thôi. Nó không mang giá trị lí luận để bàn luận ở một cuộc hội luận mà tôi kỳ vọng là nghiêm túc như thế này! Chi Bảo phải có trách nhiệm trả lại cho chúng tôi một Chi Bảo mà trước cuộc tranh luận này tôi từng kỳ vọng về.
3. TA LÀ GÌ VỚI CÁI ĐẦU KHÔNG CÓ TƯ TƯỞNG, THIẾU TÂM VÀ TẦM?!
Về mặt cách thức thuyết phục đám đông, có vẻ Chi Bảo có cách thực hành hao hao giống Võ Hoàng Yên và Hoài Linh: Tự chọn góc đứng, tỏ ra cao siêu, trưởng thượng, làm người ta thấy có cái gì đó ma mị, khó nắm bắt, siêu siêu thực thực để bọc cho sự hiểu biết ít ỏi và nông cạn của mình. Kẻ ít hiểu biết sẽ tin và tán dương, vì đó là lời “thần tượng” của mình viết ra hẳn là đúng; mà bảo không hiểu khác gì tự thú rằng “có vẻ mình dốt”. Nhưng cẩn thận, đây là lối đùa nghịch với thuốc độc. Đừng tỏ vẻ cao siêu cao đạo gì cả, ngay cả một ý mà ta còn không diễn đạt cho rõ được, thì ta làm gì được lớn hơn về mặt tư tưởng cho được. Bởi nhớ cho rằng, ngôn ngữ là công cụ của tư tưởng. Ngôn ngữ què quặt, thì tư tưởng chắc hẳn là tật nguyền.
Anh im lặng trước cái xấu, và chỉ trích người nói ra sự thật về bức tranh lem luốc tối tăm của showbiz là “thiếu lương tâm”. Anh nói và hỏi: “Anh đã là một người nghệ sỹ, thì suốt đời anh vẫn là người nghệ sỹ, đó là sự thật, nếu em không tin em có thể chỉ cho anh cách nào thoát ra được không?”
Xin thưa, CHƯA CHẮC đâu anh:
Nếu một nhà báo, dù cả đời viết báo mà chỉ để kiếm cơm, không nghĩ đến bảo vệ cái tốt và sự thiện lương, công lý, thậm chí góp phần làm nhiễu nhương xã hội, thì đó chỉ là THỢ VIẾT.
Nếu một diễn viên hài, mà chỉ để diễn hài kiếm cơm, làm giàu, và dùng danh tiếng để trục lợi cộng đồng, thì chỉ là THẰNG HỀ
Nếu một diễn viên, chỉ diễn xong các vai diễn, bỏ ngoài tai mắt những sự nhiễu nhương, che đậy và dung dưỡng cái xấu, thì chỉ là KÉP mà thôi.
Đó, tuỳ cách ứng xử của người đó, thì anh ta sẽ được nhận diện bởi công chúng mà thôi!
Đúng chuẩn của NHÀ BÁO hay NGHỆ SỸ, thì không thể bông phèng được, anh ạ! Viết cả vạn chữ không hẳn là nhà báo, và diễn ngàn vai cũng chưa hẳn là nghệ sĩ. Nó còn phải xét ở TÂM và TẦM nữa!
Những nghề đó, cần xác định được trọng trách tự thân của mình, không dễ dãi và làm nhiễu nhương xã hội.
4. AI ĐANG LÀM HẠI GIỚI TRẺ
Trong bài, anh bảo anh lo sợ cho giới trẻ bị truyền năng lượng giận dữ. Nực cười lắm Chi Bảo, sao anh không nghĩ rằng chính việc anh im lặng, bảo vệ cho cái xấu, đang làm ảnh hưởng tiêu cực nghiêm trọng đến giới trẻ?!
Họ nhìn vào “thần tượng” của mình với một tư duy lệch chuẩn và noi theo: nào là phải nhà sang xe xịn, nào là phải nhiều tiền mời thành công… Có thời nào mà sự nổi tiếng lại dựa trên scandal, cứ càng nhiều scandal thì mức độ nổi tiếng ngày càng rộng, thay vì phải là tài năng thực thụ?! Cái văn hoá què quặt này làm méo mó xã hội, làm người trẻ lười biếng rèn luyện và vun bồi tài năng, nghĩ cứ xinh đẹp hay scandal là thành nghệ sĩ nổi tiếng… Đào thêm hố ngăn cách những người trẻ đến với văn minh, những chuẩn mực cao sang hơn vạn lần tiền, hay kim cương, hay hột xoàn của mấy nghệ sĩ rởm rít. Đó mới là thứ nên lo cho giới trẻ (trong đó có con em chúng ta) anh ạ!
Còn người bóc trần trụi đời sống tha hoá của đám nghệ sĩ nửa mùa đó, phải gọi là có lương tâm. Và ngược lại, bưng bít để duy trì sự hào quang giả tạo, thì hoặc là thiếu lương tâm, hoặc gọi thẳng là vô lương.
5. VĨ THANH
Cuối cùng, nếu giả như anh năng lực điều trị các vấn đề về tâm lý được, vậy nhờ anh trị chứng tâm lý này giúp chúng sinh: Trị hội chứng sợ thiệt thân, câm như hến trước cái lố lăng của bọn nghệ sĩ nửa mùa, của những kẻ dùng tên tuổi của mình để trục lợi bất lương trên lưng của những người nghèo khổ. Làm được vậy, hẳn anh tạo được phúc đẳng hà sa, hơn vạn lần mấy lời đắc nhân tâm nhăng cuội!
P/S: Nhiều khi phải vật nhau sứt đầu mẻ trán mới tìm ra được tri kỷ của nhau. Và tôi thấy, hình như tri kỉ của tôi là đây rồi! Chấp nhận tham gia một cuộc hội luận khốc liệt, cũng đã là một Hiệp Sĩ. Tôi thấy vui vì được quen biết anh, ít nhất là qua mạng xã hội này!
Quí mến và Trân trọng,
??̂ ???̣? ??̛?
(??????, ???? Đ?̛́?)

==DÀNH CHO NHỮNG AI KHÔNG THEO DÕI CUỘC HỘI LUẬN NÀY TỪ ĐẦU==
1. Xuất phát từ việc tôi nêu quan điểm bóc trần những mảng tối ở Showbiz Việt: https://lengocson.com/cuoc-giai-ngan-152-ty-hai-huoc-cua-hoai-linh-va-gia-tri-ao-o-showbiz/

2. Và Chi Bảo mắng tác giả thiếu lương tâm: http://bit.ly/2TPxeI7
3. Đây là bài tranh luận của Lê Ngọc Sơn với Chi Bảo về Lương Tâm Của Nghệ Sĩ Và Chuyện “Hãy Tự Thắp Đuốc Mà Đi”: http://bit.ly/2T1GnwJ
4. Đây là 2 bài Chi Bảo phản hồi: http://bit.ly/3fYuWig và http://bit.ly/3w5SGH8.
5. Đây là bài tôi phản biện lại 2 bài của Chi Bảo: “Diễn viên Chi bBảo và lỗ hổng tư duy chết người, và anh đã gián tiếp chấp nhận mình sai và ngừng cuộc tranh luận này: http://www.facebook.com/1153176797/posts/10223427424331132/?d=n

You may also like