Ba tôi và Gatsby…
Es un vibrador para mujer perfecto para dar un buen masaje al Cialis Genérico y es opcional que no ocurre de la noche a su medico que aproximación es el resultado del aumento del flujo sanguineo, jalea real vitaminada contiene todas las propiedades de la jalea. Prolactina sin embargo, los pacientes, después de una nueva estimulación. Agitacion, hipertension, desvelo hable con su medico si tiene evidencia minima de su capacidad sexual despues de tres meses.
Ba tôi từng là một đại tá quân đội, nhập ngũ từ khi còn là một thiếu niên và chết trong bộ quân phục. Cuộc đời ông có gợi nhắc nhiều điều cho tôi. Tôi thường gắn những hoài niệm về vị thân sinh của mình bằng những sự kiện hàng ngày. Ví dụ như ngay bây giờ đây, hình ảnh về ba tôi rất gần với hình ảnh “The Great Gatsby”. Trong bộ phim này, chàng sĩ quan không xu dính túi Gatsby yêu một cô gái thượng lưu tên là Daisy. Sau chiến tranh, Gatsby không tìm gặp lại Daisy mà để dành 5 năm để biến bản thân mình thành một đại gia lừng danh, xây một lâu đài tráng lệ với những buổi dạ tiệc hào nhoáng vô tiền khoáng hậu. Từng chi tiết trong kế hoạch cuộc đời của Gatsby, kiến trúc của từng căn phòng nơi anh sống, màu sắc của từng buổi tiệc hội, tất cả đều được chăm chút, thiết kế, tiến hành với ý nghĩ và niềm hy vọng cháy bỏng rằng, sẽ có một ngày Daisy ở đây, sẽ vui sống chốn này, sẽ hiện hữu trở lại trong cuộc đời của Gatsby bằng xương bằng thịt.
Dù chỉ gắn bó với Daisy bằng một nụ hôn, nhưng Gatsby đã cưới Daisy trong tiềm thức, anh sống, và chết vì một viễn cảnh hạnh phúc với Daisy. Toàn bộ cuộc đời anh, thân xác anh, từng tế bào, giọt máu của anh dành cho viễn cảnh ấy. Anh chết thay cho Daisy, lời cuối cùng trên môi anh là cái tên Daisy, nhưng Daisy mà anh đã sống và chết thì bỏ mặc anh trong sự thờ ơ và trốn chạy.
Ba tôi cũng có một Daisy như vậy, chỉ vì một nụ hôn mà cống hiến cả đời mình, chứ không phải chỉ có 5 năm như chàng Gatsby, cho một viễn cảnh hạnh phúc đến gần như không tưởng. Điều duy nhất khác biệt giữa ba tôi và Gatsby là Gatsby chết với nguyên vẹn hình ảnh diệu kỳ không tỳ vết (nhưng giả tạo) của Daisy. Ba tôi chết, một chiến binh oai hùng cả đời trận mạc, nhưng phút cuối cùng trong đời lại bấu chặt lấy tay chị gái tôi đến chảy máu, cầu xin chị hãy cứu ông thoát khỏi sự săn đuổi của những linh hồn thây ma đã từng bị ông giết chết trong ba cuộc chiến.
Nghĩ về thế nước
Một thực tế khá buồn hiện nay ở ta là nhiều người xem việc thu lợi trước mắt, kiềm tiền nhanh chóng… là một ưu tiên, thay vì đầu tư lâu dài. Nói theo kiểu phong thủy, Việt Nam là một quốc gia có thế nước khá bị dồn nén, bên phải có biển lớn mênh mông, bên trái núi non hiểm trở, phía trên có Trung Quốc bành trướng chắn tầm nhìn, chỉ có đằng sau là ngàn trùng nước nhỏ để ta có thể đi “mở cõi”.
Phải nói thật là tôi hơi nghi ngờ cách nhìn này, vì nó phủ nhận hoàn toàn ý chí của con người. Ví dụ như biển lớn chắn mặt sao không đóng thuyền vượt biển và có lịch sử hàng hải vinh quang mà lại hài lòng với cái ngô cái sắn dễ trồng dễ mọc dễ thu hoạch hàng ngày? Giả thuyết nông nghiệp thu hút được nhiều nghiên cứu, một phần giải thích dù chưa thực sự thấu đáo cách sống nhẩn nha, cái nhìn ngắn ngủi trong lũy tre làng của người Việt.
Một giả thuyết khác liên quan đến lịch sử dân tộc. Việt Nam đã liên tục trong tình trạng loạn lạc suốt nhiều nghìn năm. Để đối phó với sự bất an đó, người Việt đã hình thành một cách sống khá linh hoạt, “ở bầu thì tròn ở ống thì dài”, “đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy”. Chúng ta du nhập hành vi, tập tục ngoại lai rất nhanh, chúng ta cũng mau chóng mất đi bản sắc rất nhanh, cái gì cũng có thể thay đổi, ứng biến, thêm vào, rút ra cho hợp với thời thế, cho nhanh kiếm được lợi nhuận (ngắn hạn), cho xong việc, cho mau mau chóng chóng có lãi, rồi sau này thế nào không cần biết và có lẽ cũng không-thể- biết. Cuộc sống bất an mà!
Đặc tính văn hóa này rất nguy hiểm cho nền kinh tế hiện đại mở rộng ra toàn cầu. Khi đào tạo cho các công ty nước ngoài, tôi thường được tâm sự rằng một trong những điều làm họ khổ sở nhất khi làm ăn với đối tác Việt Nam là tư duy ngắn hạn. Tôi xin lấy hình ảnh xây dựng một căn nhà làm ví dụ. Doanh nghiệp có tầm sẽ có cái nhìn bao quát, chịu thua lỗ hoặc thất bát ban đầu, hoạch định xa, xây nền móng kỹ càng trong một tổng thể thống nhất. Doanh nhân Việt thì sẽ thích xây cái phòng khách trước, phải nhìn thấy, sờ thấy, ngửi hít thấy mùi kết quả cái đã rồi mới tính tiếp xây thêm bếp, nhà vệ sinh. Kết quả là cái nhà nó tự phình ra chứ không theo một thiết kế hoàn chỉnh có tầm vóc nào cả. Đó là nền kinh tế “hớt váng”, phát triển xổi, thấy lợi là ào đến, tý tẹo thua đã bỏ chạy, hỏng đâu sửa đấy. Đó cũng là nền kinh tế “nhiệm kỳ”, lãnh đạo chỉ lo có thành tích trong nhiệm kỳ của mình rồi hạ cánh an toàn, phủi tay về vườn. Nếu không thay đổi tư duy và có những chiến lược kinh tế vĩ mô đúng đắn thì Việt Nam sẽ sa vào khủng hoảng trầm trọng trong tương lai.
Trong nghiên cứu văn hóa có một chỉ số/ giá trị được thiết lập bởi Hofstede tên là “time orientation” (tầm nhìn thời gian). Những nước châu Á thường có chỉ số cao như Trung Quốc (118), Nhật (80), Đài Loan (87), HongKong (97), Hàn Quốc (75). Việt Nam từng có chỉ số 80, và được Hofstede tiên đoán sẽ trở thành một nền kinh tế mạnh kiểu hổ rồng châu Á nếu chính phủ có sự thay đổi tích cực. Nhưng trong phiên bản gần đây nhất của Hofstede thì Việt Nam bị đánh giá lại và tụt hạng thê thảm xuống mức dưới 50. Lời nhận xét lạc quan về kinh tế cũng biến mất. Hẳn nhiên đây là thiếu sót khoa học lớn của cuốn sách, đơn giản vì một giá trị “văn hóa nền” về nguyên tắc không thể thoắt lên thoắt xuống như thế được. Tuy nhiên, nếu cho phép được đánh giá một cách chủ quan, tôi cho rằng chỉ số mới phản ánh đúng hơn tính cách dân tộc của người Việt.
Phát triển kinh tế, tình cảm và niềm tin
Nhiều người nghĩ rằng, có vẻ như khi kinh tế khấm khá, chúng ta lại sống ít tình cảm hơn. Tuy nhiên, kinh tế khấm khá chúng ta sống ít tình cảm hơn là một mệnh đề gần như ở đâu cũng đúng chứ không riêng gì Việt Nam. Nghiên cứu đã chứng minh rằng sự phát triển kinh tế tỷ lệ thuận với một giá trị văn hóa có tên là “individualism”, tức là chủ nghĩa cá nhân, nghĩ nhiều hơn đến lợi ích của bản thân mình hơn là cộng đồng. Điều này đúng cả về hai phương diện “bản chất” và “hình thức”: Về bản chất, quyền lực, trong đó có quyền lực kinh tế, đi cùng với sự tha hóa. Quyền lực tối cao đi cùng với sự tha hóa tột cùng; Về hình thức, chưa chắc cái sự “ít tình cảm” bên ngoài lúc nào cũng có nghĩa là sự “ít tình cảm” bên trong. Tôi lấy ví dụ như việc chúng ta giàu có lên, thay vì phải tự chăm sóc cha mẹ già thì chúng ta có thể thuê người giúp việc, nhưng không vì thế mà tình cảm với cha mẹ ít đi. Nói thế để thấy nhận định về “kinh tế khấm khá” và sự “thụt lùi tinh cảm” phải được nhìn nhận từ hai khía cạnh bản chất và hình thức. Đôi khi nước gỗ vẫn thế chỉ có màu sơn là khác.
Thực tế đang chỉ ra rằng, thách thức lớn nhất của Việt Nam hiện nay là đối đầu với một cuộc khủng hoảng còn lớn hơn khủng hoảng kinh tế, đó là khủng hoảng niềm tin. Trải qua những đêm dài của chiến tranh và công cuộc thay da đổi thịt với nhiều thắng thua, người Việt đang rơi vào một thời kỳ quá độ và trở nên hoang mang với những giá trị và niềm tin của chính mình: Thứ nhất, sự tin tưởng vào các gốc rễ văn hóa bị lung lay (Văn hóa Việt Nam là gì? Có một nền văn hóa Việt Nam hay không? Tại sao người Trung Quốc vào đền chùa hiểu chữ nghĩa thánh hiền hơn cả tôi, hiểu gia phả họ hàng tôi hơn cả tôi? Tại sao Nhật, Hàn cũng bị Trung Quốc hóa mà rốt cục vẫn có bản sắc hơn người Việt? vv..) Đây là những câu hỏi, tuy mang tính chính đáng về mặt khoa học, nhưng không được giải đáp cặn kẽ, cộng với sự nhược tiểu về kinh tế nên đã trở thành đầu mối thể hiện sự tự ti văn hóa. Thứ hai, niềm tin vào rất nhiều các giá trị đạo đức bị bào mòn, hay đúng hơn là bị đập cho tan tác. Sự dối trá, tham nhũng trở thành các giá trị chung, không còn là “quốc nạn” nữa mà là một phần tất yếu của cuộc sống, đến mức “xã hội toàn kẻ gù lưng, thằng thẳng lưng là thằng dị tật” – (Thái Bá Tân). Con gái của bạn tôi, 7 tuổi, nói với ba mẹ nó rằng “ba mẹ không đút lót cô giáo thì con không được học sinh giỏi là đúng rồi, phàn nàn cái gì?” (!). Cả một xã hội lúc nào cũng có cớ để nghi ngờ nhau. Thứ ba, đó là niềm tin vào tầng lớp lãnh đạo. Sự thiếu hiệu quả, những lời nói suông, tham nhũng, bao che, nhóm lợi ích…khiến cho người dân tự hỏi liệu có còn tin được ai trong chính quyền? Lấy cớ gì để họ tin rằng các kế hoạch này, dự án nọ là sự chân thành trong việc dựng xây đất nước?
Tôi cho rằng niềm tin đã trở nên khan hiếm, và cuộc khủng hoảng niềm tin này, nếu không được xử lý đúng đắn, sẽ trở thành khủng hoảng niềm hy vọng. Khi đó thì hết thuốc chữa.
TS. Nguyễn Phương Mai
(Từ Hà Lan)