Home Góc nhìn Ngôn ngữ và chính trị gia

Ngôn ngữ và chính trị gia

by Lê Ngọc Sơn

Điều nghịch lý đến nguy hiểm của không ít chính trị gia là trong họ luôn tiềm ẩn tâm thế của một nhà ngôn ngữ: Họ thích chơi chữ.

Kiểu chơi thứ nhất: Đến một độ nào đó, người ta đạt trạng thái lập ngôn và lập danh. Ngôn hỗ danh. Để lại cho đời những câu nói để đời. Chả thế mà Kennedy nổi tiếng với những câu nói để đời, ví như: “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho Ta/ Hãy hỏi Ta đã làm gì cho Tổ quốc”. Rồi Obama, đọc diễn ngôn nào đều làm người ta mê dụ… Kiểu lập ngôn này đòi hỏi sự uyên bác, thông tuệ. Chính trị gia lúc đó đạt tầm uyên bác.

Kiểu chơi thứ hai: Ở ta, ngôn ngữ đôi lúc lại là lá chắn man trá của những chính trị gia láu cá. Láu cá đến mức cưỡng ngôn đoạt lý. Chơi trò bập bênh cùng con chữ với ảo giác như mình có sự tài giỏi của một nhà ngôn ngữ vậy. Ngôn hỗ ghế, nhưng ngôn cũng triệt danh.

Anh Thể (Bộ Giao thông Vận tải) nổi tiếng với “thu giá” thay vì “thu phí”. Dù dư luận phản đối rầm rầm, vẫn cứ cho âm thầm thay “phí” thành “giá” ở khắp mọi nẻo đường. Rồi một thời gian tỉnh lại, chợt thấy thiên hạ đúng, anh lại cho âm thầm đổi lại thu giá thành thu phí.

Gần đây nhất, anh Triệu Tài Vinh nổi tiếng tài ba vì đưa cả họ làm quan khắp Hà Giang, cũng đú đòi chơi chữ. Thay vì kỷ luật anh về tội bằng cách nào đó đưa chạy điểm cho con, anh lại chơi chữ kiểu của người mông muội: “Kỷ luật vợ vì để em chồng can thiệp điểm cho cháu”.

Và vô số ví dụ nực cười ta có thể đọc trên báo chí mỗi ngày…

Ở một khía cạnh nào đó, ta thấy ngôn ngữ có thể được làm giàu và sang bởi những tinh hoa chính trị; nhưng cũng có thể bị “hấp diêm” bởi sự láu lỉnh mạt cùn.

www.lengocson.com

You may also like