Home Trần Hữu Dũng Diều Hâu Mỹ: Ai Là Ai?

Diều Hâu Mỹ: Ai Là Ai?

by Lê Ngọc Sơn

Trần Hữu Dũng

Đại để, có thể chia những người này làm ba nhóm.  Nhóm thứ nhất là gồm George Bush, Dick Cheney, và Donald Rumsfeld.  Phe này là dân bảo thủ truyền thống, đặt quyền lợi Mỹ lên hàng đầu, có khuynh hướng biệt lập, nghi kỵ các thể chế quốc tế, muốn Mỹ hành động đơn phương. Nhóm thứ hai là gồm Colin Powell, Richard Armitage (trợ lý cho Powell), và George Tenet (giám đốc CIA), cũng muốn Mỹ là siêu cường duy nhất, song tương đối “thực tế”, cho các tổ chức quốc tế có vai trò nào đó trong chính sách Mỹ. Nhóm thứ ba, nổi tiếng nhất là Paul Wolfowitz, Richard Perle, thường được gọi là phe “tân bảo thủ”, chẳng những muốn củng cố thế lực kinh tế và quân sự của Mỹ nhưng còn muốn đem những “giá trị” của Mỹ áp đặt khắp nơi, bằng vũ lực nếu cần.   Sau 11/9 thì phe thứ nhất ng ngả theo phe thứ ba.  Và gần đây, sau những thất bại ngoại giao của Mỹ, thì phe thứ hai cũng xích lại phe thứ ba.  Vì Cheney, Rumsfeld, Powell thì đã được biết khá nhiều, dưới đây là phác hoạ chân dung chỉ của những người phe “tân bảo thủ”.

Trước nhất phải nói đến Condoleezza Rice (cố vấn an ninh quốc gia của Bush) tuy không phải là thành viên của phe tân bảo thủ, nhưng là một nhân vật trọng yếu, và ngày càng có thái độ giống phe này.  “Condi” Rice năm nay 49 tuổi, độc thân, con một, có bằng tiến sĩ chính trị học (1981, đại học Denver)

Năm 1989 Scowcroft (cố vấn an ninh quốc gia cho Bush cha) bổ nhiệm Condoleezza Rice đặc trách Liên Xô trong hội đồng an ninh quốc gia.  Sau khi Bush cha thất cử nhiệm kỳ 2, Condoleezza Rice (lúc ấy chỉ mới 38 tuổi) được đại học Stanford chọn làm Provost (quan trọng chỉ kém viện trưởng).  Nghe đâu lúc ấy vì Stanford găp nhiều khó khăn về tài chính và một số vụ mang tai tiếng nên không ai dám nhận chức vụ này.  Nhờ George Shultz (ngoại trưởng Mỹ lúc đó) đỡ đầu, Rice được bổ nhiệm vào ban quản trị của nhiều đại công ty (Chevron, Transamerica, Charles Schwab).  Hảng Chevron dùng tên Condoleezza Rice đặt cho một tàu chở dầu năm 1993.

Những người biết Condoleezza Rice đều nhìn nhận rằng bà có biệt tài ăn nói, nắm vấn đề một cách nhanh chóng, thuyết trình rất mạch lạc, tuy nhiên bà không phải là một lý thuyết gia cỡ lớn như Henry Kissinger hoăc Zbigniew Brzezinsky.  Rice hay phô trương là mình “cứng rắn” (không nhỏ một giọt nước mắt trong đám tang của cha).  Từ ngày cha mẹ mất, Rice trở thành thân cận đặc biệt với gia đình Bush.

Condoleezza Rice thường mở đầu các cuộc phỏng vấn, thuyết trình, với câu hỏi: “Quyền lợi của Mỹ là gì?”.  Bà được nhiều người biết qua bài  “Promoting the National Interest” đăng trên Foreign Affairs năm 2000. Trong đó, Rice cũng kêu gọi Mỹ lật đổ Saddam, nhưng là qua các nhóm đối lập Iraq.  Trong phe diều hâu, Rice là người hay dùng “đạo đức” để biện hộ cho chính sách Mỹ, có lẽ do ảnh hưởng phần nào của gia đình (cha là giáo viên kiêm mục sư, mẹ cũng là giáo viên).

Phe tân bảo thủ không coi Condoleezza Rice (bỏ đảng Dân Chủ sang đảng Cộng Hòa năm 1983) như là cùng nhóm của họ.  Một phần là vì lúc còn làm cho Scowcroft, Rice ủng hộ Gorbachev thay vì Yeltsin, trong khi phe Cheney, Wolfowitz, Libby thì ủng hộ Yeltsin chống lại Gorbachev.  Có lẽ vì không tin cẩn Rice, phe diều hâu gài hai người vào làm phụ tá cho bà.  Một là Stephen Hadley (đàn em của Cheney và Wolfowitz), chủ tịch một ủy ban cấp thứ trưởng họp nhiều lần mỗi tuần để bàn chuyện ngoại giao và quốc phòng.  Người kia là Elliot Abrams, từng là phụ tá của Reagan, bị ra toà vì vụ buôn bán vũ khí với Iran.  Abrams cầm đầu phòng Trung Đông sự vụ trong hội đồng an ninh quốc gia của Condoleezza Rice.  Ông ta cũng là con rể của Norman Podhoretz (xem dưới đây, đoạn về William Kristol).

Paul Wolfowitz (58 tuổi), phó bộ trưởng quốc phòng, có thể xem như lảnh tụ của nhóm diều hâu.  Cha là gốc Do Thái di cư sang Mỹ năm 1920, từng làm giáo sư thống kê tại đại học Cornell. Hồi còn nhỏ đã theo cha sống một năm ở Israel, và có em gái lấy một người Israel. Paul Wolfowitz ban đầu học toán, sau đổi qua hoá học, rồi lấy tiến sĩ khoa học chính trị ở đai học Chicago sau khi đươc miễn dịch trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam vì lý do học vấn. 

Ở Chicago, Wolfowitz là đệ tử ruột của Albert Wohlstetter, một lý thuyết gia nổi tiếng về khoa chiến lược quân sự.   Khi mới ra trường Wolfowitz đi dạy ở đại học Yale, nhưng nhờ móc nối của Wohlstetter, năm 1973 được kéo vào làm phụ tá cho nghị sĩ diều hâu Henry Jackson, dưới quyền của Richard Perle (xem dưới đây).  Trong chính phủ Reagan, Wolfowitz làm thứ trưởng ngoại giao đặc trách Đông Á, sau đó là đại sứ Mỹ ở Indonesia.  Trong chính phủ Bush cha, Wolfowitz là thứ trưởng quốc phòng (đặc trách chính sách), dưới quyền Cheney. Khi Clinton lên, Wolfowitz trở về làm khoa trưởng chuơng trình quan hệ quốc tế đại học Johns Hopkins,.

Tuy là người của Cheney, Wolfowitz bảo thủ cách khác hơn Cheney.  Wolfowitz chú trọng nhiều đến mặt ngoại giao, muốn áp đạt “dân chủ” kiểu Mỹ lên các nước khác, trong khi đó (vợ chồng) Cheney thì bảo thủ hơn về mặt kinh tế, xã hội và văn hoá.

Vào năm cuối (1992) thời Bush cha, Wolfowitz chỉ huy một nhóm diều hâu trong Lầu Năm Góc soạn thảo một báo cáo mang tựa đề “Defense Planning Guidance”.  Báo cáo này là “bản đồ chính sách” cho thế kỷ 21, theo đó Mỹ phải có hiện diện quân sự thường trực ở khắp thế giới để ngăn ngừa mọi quốc gia có ý cạnh tranh với Mỹ bất cứ nơi đâu, trong bất cứ lảnh vực nào.  Theo Wolfowitz, chính sách ngăn chận (containment policy) của Mỹ trong thời kỳ chiến tranh lạnh giờ đã lỗi thời, nên được thay thế bằng một chính sách nhằm “thiết lập và củng cố một trật tự mới”, bằng cách đánh phủ đầu các nước khác, nếu cần.

Báo cáo này của nhóm Wolfowitz đã bị hầu hết chính giới và báo chí Mỹ lúc ấy chỉ trích nặng nề, cho là quá hiếu chiến, ảo mộng đế quốc, do đó vẫn còn được xếp là “tối mật” cho đến nay.  Tuy nhiên nó là nền tảng cho Chiến Lược An Ninh Quốc Gia (National Security Strategy (NSS)) do Bush con ký ngày 21 tháng 9 năm 2002.  Chính Wolfowitz, bốn ngày sau 11/9, đã đề nghị Bush nên tấn công Iraq thay vì Afghanistan. 

Richard Perle, 62 tuổi, thạc sĩ chính trị hoc (đại học Princeton, 1967), nguyên là phụ tá (cố) nghị sĩ Henry Jackson   Bạn thân của Wolfowitz. Trong thời Reagan, Perle làm phụ tá bộ trưởng quốc phòng.  Hiên nay ông là chủ tich của Defence Policy Board, một ủy ban tư vấn cao cấp do Rumsfeld bổ nhiệm, rất nhiều ảnh hưởng ở Lầu Năm Góc.

Khi làm phụ tá bộ trưởng quốc phòng, Perle là người rất hiếu chiến, cưc lực chống lại mọi hiệp ước kiểm soát vũ khí, do đó thường được gọi là Ông Hoàng U Ám (Prince of Darkness).  Cũng có người gọi Perle là “Diều hâu của diều hâu” (The Hawks’ Hawk).

Richard Perle là đệ tử của Irving Kristol “bố già” nhóm tân bảo thủ (và  là cha của William Kristol, xem dưới đây). Năm 1996 Perle là tác giả chính (cùng với 7 người nữa, trong đó có Wolfowitz, Feith, Wurmser) một báo cáo (“A Clean Break: A New Strategy for Securing the Realm“) cho chính trị gia Israel cực hữu Benjamin Netanyahu .  Đó là một sách lược cực kỳ hiếu chiến cho Israel, khuyến cáo Israel xé bỏ hiệp ước Oslo, “giải phóng” Iraq, thay đổi chế độ ở Syria, Saudi Arabia, Jordan…

Khi Bush con lên cầm quyền, Perle được mời làm nhân vật số 3 ở Lầu Năm Góc song từ chối (chức này rơi vào tay Douglas Feith, xem dưới đây), có lẽ vì muốn đứng ngoài chính phủ để tiện kinh doanh.  (Perle có nhiều dính líu tai tiếng đến hoạt động buôn bán vũ khí của Israel, và sau này cố vấn cho các công ty hưởng lợi nhờ Bộ An Ninh Nội Đia của Mỹ mới thành lập)

Lewis Libby. Học trò của Wolfowitz ở Yale, tốt nghiệp luật ở Columbia, có nhiều chức vụ trong chính phủ Reagan, được bổ nhiệm làm phó thứ trưởng quốc phòng dưới quyền Cheney trong thời Bush cha.  Hiện Libby là chánh văn phòng của Cheney, có mặt ở mọi phiên họp trong chính phủ (và đó là cách Cheney thi thố quyền lực).  Lewis Libbby cũng nắm nhiều quyền bổ nhiệm, gài người phe Cheney vào các vị trí then chốt ở cấp thứ trưởng, phụ tá bộ trưởng

William Kristol (50 tuổi) Con của nhà bình luận tân bảo thủ tên tuổi Irving Kristol (chủ bút tờ Public Interest) và bà Gertrude Himmelfarb, một trí thức cũng khá nổi danh.  Bạn thân của Irving Kristol là Norman Podhoretz, chủ bút nguyệt sanCommentary  (tự xưng là cơ quan ngôn luận của người Mỹ gốc Do thái).  Norman Podhoretz là cha vợ của Elliot Abrams (xem đoạn về Condoleeza Rice phần trên)

Bill Kristol là tiến sĩ chính trị học, có một thời dạy Harvard, sau đó làm chánh văn phòng cho phó tổng thống Dan Quayle (thời Bush cha), ăn nói khôn ngoan, nổi tiếng là trí thức, có biệt danh là “bộ óc của Dan Quayle”.   Kristol hiện là tổng biên tập tuần báo Weekly Standard (chủ là ông trùm báo chí cực hữu người Úc Rupert Murdoch).

Weekly Standard được coi là ống loa của nhóm tân bảo thủ, đã cổ vũ “thay đổi chế độ” — chẳng những ở Iraq, mà còn ở  Saudi Arabia, Syria, vv.. —  ngay từ thập kỷ 90.  Kristol là bạn thân của Perle, Kagan (xem dưới đây) và quen biết rất rộng trong đảng Cộng Hoà.  Nhóm tuần báo này hô hào Mỹ dùng sức mạnh quân sự để bảo vệ quyền lợi và “giá trị” của Mỹ khắp mọi nơi, đừng ngần ngại làm đế quốc.  Trong cuộc bầu cử năm 2000, nhóm này ủng hộ McCain thay vì Bush (cho là Bush quá yếu), và thường chỉ trích Colin Powell về cái mà họ gọi là tính “nhút nhát” của ông này

Robert Kagan (44 tuổi, thạc sĩ Harvard), là một viên chức trong chính quyền Reagan từ năm 1984 đến 1988, hiện theo vợ sống ở Bruxelles, cộng tác với Carnegie Endowment for International Peace, một “think tank” của Mỹ. Kagan thường viết cho Weekly Standard, Policy Review, Washington Post…

Kagan cùng viết với William Kristol bài “Toward Neo-Reaganite Foreign Policy,” đăng trên Foreign Affairs năm 1996, bảo rằng Mỹ phải trở thành “bá chủ thế giới” và rằng chính sách ngoại giao Mỹ phải nhằm khuyến khích những giá trị nêu ra trong Tuyên Ngôn Độc Lập của Mỹ.  Gần đây Kagan trở thành nổi tiếng với quyển “Of Paradise and Power” trong đó ông cho là châu Âu quá hiếu hoà, nhút nhát.  Câu nói bất hủ của Kagan là “Người Mỹ đến từ sao Hoả, người Âu đến từ sao Kim”.  Kagan thường chỉ trích Colin Powell và khuyến cáo Mỹ nên mở rộng chiến tranh ngoài Afghanistan.  Có lẽ Kagan là người có trách nhiệm tinh thần lớn nhất cho sự chia rẽ giữa Mỹ và châu Âu hiện nay.

Eliot Cohen Tiến sĩ hành chính Harvard, hiện dạy ở Johns Hopkins và Trường Cao Đẳng Hải Quân (Naval War College).  Cohen làm việc với Wolfowitz trong chính quyền Bush cha, và là thành viên của Defense Policy Board (xem Perle, đoạn trên).  “Đóng góp” quan trọng gần đây của Cohen là một quyển sách tán tụng tài lãnh đạo của các lãnh tụ dân sự như Churchill, Lincoln, Ben-Gurion, Clemenceau.  Bush con hay cầm quyển này đi qua đi lại, bảo là đang mê đọc.  Nhờ Cohen, nhóm diều hâu tân bảo thủ (không ai có một ngày mặt quân phục) có cớ bác bỏ những chế nhạo việc họ hoàn toàn thiếu kinh nghiệm chiến tranh (và bị đặt biệt danh là bọn “diều hâu gà” — chickenhawks)

 Douglas FeithLuật sư, phụ tá cho Perle trong thời Reagan, hiện là viên chức (hàng thứ ba) của  Lầu Năm Góc (chức vụ mà Wolfowitz đã giữ trong thời Bush cha).  Feith là gốc Do Thái (cha là Dalck Feith, đồ đệ của lảnh tụ Zionist nổi tiếng Vladimir Jabotinsky) diều hâu cực hữu, luôn nghĩ đến quyền lợi của Israel.  Trong bài “A Strategy for Israel” năm 1997, Feith bảo Israel phải tái chiếm những vùng hiện do nhà cầm quyền Palestine cai quản, dù cái “giá bằng máu” sẽ là cao.

Cập nhật (31/3/03): Feith vừa đuợc Rumsfeld đề nghị là “phó toàn quyền Iraq” phụ tá cho Jay Garner

John Bolton. Tốt nghiệp luật đại họcYale, làm phụ tá bộ trưởng tư pháp trong thời Reagan.  Chuyển sang làm phụ tá bộ trưởng ngoại giao (chuyên trách vấn đề các tổ chức quốc tế)  trong thời Bush cha.  Hiện là thứ trưởng ngoại giao chuyên trách kiểm soát vũ khí và an ninh quốc tế.

David Wurmser Tiến sĩ, đại học Johns Hopkins. Hiện là phụ tá đặc biệt cho Bolton, nhân vật diều hâu nhất trong bộ ngoại giao.  (Nên để ý: Colin Powell bị Bolton và Wurmser là người của Cheney và Wolfowitz bao vây.)   Wurmser không phải là phe “đạo đức” (như Condoleeza Rice), mà xem Mỹ và Israel là như một đối với tất cả các nước khác ở Trung Đông. Năm 1999 Wurmser cho xuất bản quyển “Tyranny’s Ally: America’s Failure to Defeat Saddam Hussein” (Perle viết lời tựa), phác hoạ hình ảnh Trung Đông sau khi Saddam bị lật đổ, nhất là ảnh hưởng đối với Syria và Iran sẽ “tốt” đến bực nào. Theo Wurmser, Mỹ và Israel phải phá tan — không phải chỉ giải giới–  những chế độ “cực đoan” ở Trung Đông, cho dân ở vùng này biết rằng nếu chống lại Mỹ hoặc Israel thì phải diệt vong.  Wurmser kêu gọi Mỹ và Israel phải để ý chụp bắt ngay một khủng hoảng nào đó.  Ông ta viết: “Khủng hoảng có thể là cơ hội”.  Chiến lược chiến tranh cho Mỹ và Israel do Wurmser phác hoạ được xuất bản vào tháng giêng năm 2001, chín tháng trước ngày 11/9.

Ghi thêm (27/3/03): Perle có thời học ở University of Chicago, và lấy con gái của Albert Wohlstetter.  Chính Albert Wohlstetter đem Perle và Wolfowitz vào làm cho Henry Jackson.  Một cộng sự viên đắc lực khác của Richard Perle là Michael Ledeen (dính líu trong vụ Iran-Conra cùng với Elliot Abrams).  Vợ của ông này là Barbara Ledeen, sáng lập viên Independent Women’s Forum (anti-feminist).  Vợ của Robert Kagan là Victoria Nuland, vừa được Cheney chọn làm deputy cố vấn an ninh quốc gia (cho văn phòng phó tổng thống)

2/4/03:

“Jay Montgomery Garner, 64, bạn của Rumsfield), keen supporter of Israeli policy and a lieutenant-general into the bargain, was rung up by his friend Donald in January and asked if he would like to take over something called (George Orwell would have loved the name) the Iraq Office of Reconstruction and Humanitarian Assistance. Mr Garner, who is described as “soft-spoken, humble and efficient”, accepted the job with alacrity. Among his new duties will be handing out contracts, mostly to other US firms, for rebuilding Iraq. No one could be better qualified.

Mr Garner is “on leave” from a firm called L3 Communications which recently won a $1.3bn contract to provide “logistical projects” to US special operations forces. He is president of SY Technology which makes systems for missiles. He will know everything about the capability of other US firms run by other FDR – notably Halliburton, a huge construction firm that still pays generous sums to its former chief executive, vice-president Dick Cheney, and has already been shortlisted for contracts for rebuilding Iraq after that country has been obliterated by the forces under Cheney’s and Rumsfeld’s command.

Last week, Mr Perle offered his resignation as chairman of the US defence policy board to “prevent his situation from interfering with the government’s war effort”. His relevant interests include a $750,000 contract with the bankrupt US-based giant Global Crossing to help it overcome US defence department objections to its sale to a Chinese company; a partnership in the quaintly named Trireme Partners that invests in Homeland Defence; and a directorship of the British-based Autonomy Corporation, which has won a large US government security contract.

Mr Rumsfeld was very sad to receive his friend’s resignation, and softened it by allowing Mr Perle to stay on the defence policy board. Perhaps he was moved by Mr Perle’s touching offer to contribute his fee from Global Crossing to families of US soldiers killed in the war he so enthusiastically supports.”

Trần Hữu Dũng
Dayton
16/3/2003

(Gởi đăng Diễn Đàn: 1/3/03)
Cập nhật 2/4/03

Xem thêm:

You may also like